Bên cạnh hương vị, còn rất nhiều điều thú vị đằng sau tách cà phê Specialty hảo hạng. Cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu nhiều hơn về sự hình thành khái niệm Cà Phê Đặc Sản và các thước đo để làm nên một tách Specialty chuẩn mực.
Như đã nói, khái niệm về Specialty Coffee được SCA phát triển và hoàn thiện hơn thông qua việc làm rõ vai trò và giá trị của những yếu tố cơ bản làm nên hạt cà phê đặc sản:
Thứ nhất, Specialty Coffee liên quan mật thiết đến các “mắt xích” trong chuỗi cung ứng, từng yếu tố trong chuỗi cung ứng có vai trò quan trọng đến “vòng đời” của cà phê đặc sản:
1. Nông dân (the coffee farmer): hơn ai hết, họ hiểu rõ về phương pháp canh tác, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,… để cây cà phê phát triển tốt nhất. Họ ưu tiên chất lượng hơn số lượng và luôn chọn lọc những hạt cà phê “ưu tú” để chuyển tiếp đến các mắt xích tiếp theo.
2. Người thu mua cà phê nhân xanh (the coffee green buyer): đây là những người có khẩu vị tinh tế, nhạy bén, được đào tạo bài bản và có đủ những kĩ năng cần thiết để đánh giá chất lượng cà phê thông qua quá trình nếm thử (cupping). Những chuyên gia này thường sẽ là người mô tả tasting note – tấm ghi chú mùi vị xuất hiện trên bao bì cà phê, do đó họ có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin cà phê đến với thợ rang và nhân viên pha chế.
3. Thợ rang (the roaster): có trách nhiệm giám sát chặt chẽ và theo dõi liên tục sự thay đổi của nhiệt độ, cũng như những biến đổi hóa học trong suốt quá trình rang cà phê, đảm bảo chất lượng và mức độ rang đạt chuẩn như mong muốn với hương vị được bung tỏa tối ưu nhất.
4. Nhân viên pha chế (barista): với bàn tay pha chế tài hoa cùng những hiểu biết chuyên sâu về nguồn gốc và cấu trúc hương vị, các barista góp phần truyền tải những giá trị tinh túy của cà phê đặc sản đến gần hơn với các khách hàng. Họ biết rõ phương pháp pha chế tốt nhất để có thể khai thác tối đa tiềm năng cà phê.
5. Người tiêu dùng (the consumer): việc bạn chủ động tìm hiểu cà phê đặc sản, sẵn sàng chi trả và lắng nghe các barista giải thích về nguồn gốc, hương vị cùng các phương pháp pha chế phù hợp không chỉ góp phần nâng cao giá trị và tiêu chuẩn trải nghiệm cà phê, mà còn khiến “vòng đời” Specialty Coffee trở nên ý nghĩa và đóng góp chung cho thu nhập của những người tham gia chuỗi cung ứng.
Thứ hai, Specialty Coffee có liên quan đến tính bền vững. Nó không chỉ thể hiện ở hương vị và chất lượng tuyệt vời, mà còn đi kèm với khả năng gia tăng sinh kế cho người nông dân, bảo đảm chặt chẽ cho môi trường sinh thái.
Theo Ric Rhinehart – Giám đốc điều hành Hiệp hội SCA, giá trị cốt lõi của Specialty Coffee nằm ở khả năng nâng cao chất lượng sống cũng như sinh kế cho những người tham gia vào chuỗi cung ứng. Cụ thể, nhờ có các chứng nhận như Fair Trade, Direct Trade, Organic Coffee, Shade Grown,… mà lợi nhuận của người nông dân và môi trường tự nhiên được đảm bảo tốt hơn. Bên cạnh đó, vì nguồn gốc đặc biệt, quy trình sản xuất & chế biến nghiêm ngặt cùng những vòng đánh giá phức tạp khiến giá trị của Specialty Coffee được nâng cao vượt trội, giá bán của cà phê đặc sản thường cao hơn so với những loại thông thường. Song song đó, người dùng được cam kết về một trải nghiệm và chất lượng cà phê hảo hạng, chỉ có ở cà phê đặc sản.
Hành trình để được công nhận là Specialty Coffee vô cùng phức tạp, các loại cà phê đều phải trải qua những quy trình đánh giá khắt khe và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
Đừng bỏ lỡ: 3 làn sóng cà phê và sự tiến hóa của trải nghiệm cà phê.
Nguồn tham khảo: