Phùng Thị Hà Lan tin rằng kỹ thuật có thể tạo ra sự khác biệt. Luôn ham học hỏi và phát triển, cô không ngần ngại khi được trao cơ hội tham gia xây dựng Nhà máy Rang xay NESCAFÉ® Trị An. "Ngay từ giai đoạn thiết kế nhà máy, chúng tôi đã tính đến yếu tố bền vững trong quy trình của mình," cô chia sẻ. Hiện là Quản lý Dịch vụ Công nghiệp tại Phòng Kỹ thuật, trách nhiệm của cô bao gồm quản lý các hoạt động bảo trì và cải tiến hệ thống.
Là người luôn hướng đến giải pháp và đam mê với mọi việc mình làm, Lan có mối quan hệ rất gắn kết với đội ngũ của mình, luôn nỗ lực để giữ cho họ được truyền cảm hứng. Niềm đam mê này vượt xa ngoài công việc. Cô thường tổ chức các buổi chia sẻ kiến thức với sinh viên đại học, nơi họ thảo luận về mục tiêu của ngành kỹ thuật. Ngoài việc giải thích cách vận hành của nhà máy, Lan còn khuyến khích những nữ sinh trẻ khám phá các ngành nghề kỹ thuật và trở thành thế hệ kỹ sư tiếp theo.
Là mẹ ba con, Lan hiểu rõ tầm quan trọng của sự cân bằng công việc và cuộc sống. Cô luôn dành thời gian cho các con, tranh thủ kể cho chúng nghe về công việc của mình và cách cô đang đóng góp cho một tương lai tốt đẹp hơn. "Tôi giải thích cho các con một cách đơn giản về việc chúng tôi quan tâm đến tính bền vững, vì các con cũng được học về bảo vệ môi trường ở trường". Có lần, sau khi nghe cô nói, một trong các con cô đã bày tỏ mong muốn trở thành kỹ sư. "Tôi cảm thấy rất tự hào," Lan mỉm cười.
"Không chỉ học cách trở thành một nông dân giỏi hơn, tôi còn học về kinh doanh* để nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia đình và cộng đồng của mình."
Phương pháp canh tác thay đổi theo thời gian, và không ai hiểu điều này rõ hơn Trần Thị Liên. Cô đã nghiên cứu các phương pháp nông nghiệp tái sinh để trang trại của mình thành công hơn. Cô học những kỹ thuật giúp giảm thời gian và công sức, đồng thời áp dụng xen canh, đưa các loại cây trồng làm tăng năng suất của trang trại. Kết quả thực sự đột phá, và giờ đây trang trại của cô hoạt động như một doanh nghiệp. "Tôi đã tăng hiệu quả sử dụng đất, từ đó tăng thu nhập cho gia đình mình" cô chia sẻ.
Kiến thức sâu rộng của Trần Thị Liên đã giúp cô đảm nhận thêm công việc như một nông dân tiên phong. Cô chia sẻ hỗ trợ kỹ thuật và động viên, truyền cảm hứng cho những người khác trong cộng đồng mình áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái sinh. "Điều đầu tiên là giới thiệu kiến thức," cô nói, tin rằng điều này sẽ giúp những nông dân khác cùng phát triển.
Liên nhận thấy sự thay đổi tích cực trong lối sống của những người nông dân cùng trang lứa. Cô tin rằng khi áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái sinh, họ làm nông hiệu quả hơn. “Họ có nhiều thời gian hơn để dành cho gia đình,” cô chia sẻ. Những phương pháp tiên tiến này cũng giúp nông dân tăng năng suất, mang lại sự thịnh vượng lớn hơn. “Tôi rất tự hào và hạnh phúc,” cô mỉm cười. “Không chỉ giúp bản thân, tôi còn có thể giúp đỡ những người khác.”
*Thông qua hợp tác giữa Nescafé và chương trình Coffee++ của GIZ, các nông dân tham gia khóa học chuyên sâu kéo dài năm ngày, được thiết kế để giúp họ vận hành trang trại như một doanh nghiệp. NESCAFE Plan 2023, trang 13: https://www.nestle.com/sites/default/files/2024-05/nescafe-plan-2030-progress-report-2023.pdf